Nội dung
Thực tế, trường mầm non là nơi diễn ra các hoạt động của trẻ. Trong đó, bếp trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những bữa ăn an toàn, đầy đủ dinh dưỡng cho các em học sinh. Không chỉ chú ý đến chất lượng, nhiều bậc phụ huynh luôn quan tâm đến hình ảnh bếp trường mầm non như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thiết kế bếp trường mầm non sao cho hợp lý nhất nhé.
Xem thêm: Bếp Công Nghiệp – Thiết bị bếp công nghiệp inox giá tốt
Mục đích của thiết kế bếp trường mầm non
Nhận thấy rằng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà bếp trường mầm non luôn đòi hỏi phải được ưu tiên hàng đầu. Vấn đề này được tổ chức về vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức coi trọng và quan tâm thường xuyên. Đặc biệt, khi mà các gia đình có con em đi học chủ yếu là ăn bán trú thì trách nhiệm của nhà trường đối với sức khỏe của các bé lại càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế, một bếp ăn vừa sạch sẽ, hợp vệ sinh lại vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ góp phần mang đến sự uy tín cho trường mầm non từ các mẹ và mọi người xung quanh.
Mục đích của việc thiết kế bếp trường mầm non an toàn là đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Ngoài ra còn tránh tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bởi vì lây nhiễm chéo là hiện tượng lây nhiễm vi khuẩn hay các chất bẩn từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín. Hoặc từ khâu vệ sinh qua khâu chế biến.
Thiết kế bếp ăn một chiều trường mầm non gồm những khu vực nào?
Nhận thấy rằng, thiết kế bếp ăn một chiều được xem là xu hướng thiết yếu đối với các trường mầm non hiện nay. Điều này không chỉ mang đến một công trình thẩm mỹ cao, khoa học mà còn đảm bảo đời sống sức khỏe cho các em học sinh trong nhà trường.
Thực tế, bếp ăn một chiều phần lớn sử dụng các đồ dùng và thiết bị làm từ vật liệu inox, tránh hoen gỉ và nhất là ảnh hưởng của các hóa chất độc hại. Bếp ăn một chiều được chia thành các khu riêng biệt như sau:
Khu tiếp nhận nguyên liệu
Trước hết, các thực phẩm tươi sống, chưa được chế biến sẽ được nhập về và qua khu vực này đầu tiên. Do đó, bạn cần phải đảm bảo được rằng đây là khu vực riêng và chỉ có sự xuất hiện của bộ phận kiểm đếm thực phẩm tiếp nhận.
Ngoài ra, các thiết bị ở khu vực này cần phải được tính toán, cân nhắc và thiết kế bếp trường mầm non theo từng chuẩn riêng. Hơn nữa, điều này phải phù hợp với mục đích sử dụng của ngôi trường đó
Khu vực sơ chế sống
Sau khi đã tiếp nhận thực phẩm thì nhân viên bếp sẽ mang thực phẩm này đi sơ chế sống. Đây được xem là khu vực riêng trong tổng thể khu bếp công nghiệp theo một quy trình khép kín.
Chính vì thế, khu vực này cần phải được thiết kế riêng với những yêu cầu về mặt kiến trúc cũng như các yêu cầu về thiết bị công nghiệp. Đồng thời, vật dụng phải tuân theo một tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, tất cả đều phải nhằm chung một mục đích đó chính là đáp ứng đúng và đủ công năng sử dụng cho nhân viên.
Xem thêm: Bếp gas công nghiệp – thiết bị bếp chất lượng giá rẻ
Khu nấu nướng
Tiép theo, khu vực này cần phải sử dụng các thiết bị phù hợp với mục đích nấu nướng, làm chín thực phẩm. Chẳng hạn như bếp hầm, bếp chiên, bếp công nghiệp, bếp nấu, tủ cơm công nghiệp,…. Ngoài ra, khu vực này cần phải được trang bị có hệ thống hút mùi, hệ thống xử lý không khí để không ảnh hưởng đến những bộ phận khác.
Khu ra đồ
Sau khi đồ ăn được nấu hoàn tất sẽ được chuyển sang khu ra đồ. Lưu ý rằng, khu vực này chỉ chứa đồ chín và không được để xuất hiện bất kỳ thực phẩm nào chưa qua xử lý. Bởi vì điều này sẽ tránh tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm và lây nhiễm mầm bệnh.
Khu vực bảo quản, nhà ăn, khu ăn uống.
- Khu vực kho: Bao gồm kho khô kho ớt, kho đông lạnh, kho mát,..
- Khu vực thay đồ: Khu vực này dành cho nhân viên thay đồ khi cần thiết.
- Khu vực vệ sinh thau rửa dụng cụ ăn uống đảm bảo hợp lý và sạch sẽ nhất, thuận tiện trong quá trình dọn rửa.
Lưu ý khi thiết kế bếp trường mầm non
Khi thiết kế bếp trường mầm non một chiều, đầu bếp hay bất kỳ nhân viên phụ bếp nào đều phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào bếp. Không những thế, họ cũng phải kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Bởi vì nếu ai đang ốm hay bị bệnh thì không nên vào khu vực này.
Mỗi bếp ăn trường mầm non phải đảm bảo có khu vực tiếp nhận thực phẩm riêng trước khi đưa vào bếp. Điều này nhằm tránh việc nhân viên giao hàng di chuyển vào khu vực nấu ăn. Một điều quan trọng không kém là thực phẩm tươi sống phải được phân loại và sơ chế theo quy định. Hơn nữa, bạn cũng cần xử lý rác thải thường xuyên để tránh ô nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, thực phẩm cần được bao gói, ghi nhãn mác đầy đủ trước khi đưa vào kho lưu trữ để tiện theo dõi và điều chỉnh.
Một điều lưu ý nữa là bạn cần có bao tay riêng biệt khi tiếp xúc với thực phẩm sống và đồ ăn chín.
Khi thiết kế bếp trường mầm non, bạn phải chú ý khu lưu trữ nên ở gần khu nấu, khu phân chia món ăn nên ở gần khu phục vụ. Nhất là khu vệ sinh, dọn rửa phải có vách ngăn và tách biệt hoàn toàn với bếp.
Qua bài viết trên, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về mục đích cũng như lưu ý khi thiết kế bếp trường mầm non. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn thiết kế bếp ăn một chiều trường mầm non một cách hợp lý nhất.