Mô Hình Bếp Trên Mây – Mô Hình Kinh Doanh Nhà Hàng Thời Covid

Nếu bạn là tín đồ của phong cách ăn uống F&B thì chắc hẳn đã từng nghe tới mô hình bếp trên mây. Phong cách bếp trên mây không bàn ghế, không thực khách ngồi lại ăn uống, do đó cũng không có trang trí nội thất cầu kỳ. Thế nhưng số lượng ra món ăn xuất ra vẫn rất nhiều và được người tiêu dùng ưa chuộng rộng rãi. Vì vậy trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá mô hình bếp trên mây và những đặc trưng của mô hình này nhé!

Xem thêm: Bếp Công Nghiệp – Thiết bị bếp công nghiệp chính hãng giá rẻ

Mô hình bếp trên mây là gì?

Như đã đề cập trước đó, mô hình bếp trên mây là xu hướng ăn uống có nhiều điểm mới và còn được gọi là Cloud Kitchen. Đây là tập hợp nhiều quán ăn trong khu vực và ở đó nhà hàng không có bất cứ vị khách nào, ngoài ra nhà hàng cũng không có bàn ghế ngồi lại, không cần trang trí quá bắt mắt để thu hút khách hàng. Bởi vì ở đây chỉ phục vụ đồ ăn mang đi, đồng thời đây cũng có thể xem là mô hình kinh doanh F&B (Food and Beverage Service là dịch vụ phục vụ nhà hàng và ăn uống) kiểu mới, là nơi tập hợp nhiều nhà hàng đa dạng về ẩm thực.

Mô Hình Bếp Trên Mây – Mô Hình Kinh Doanh Nhà Hàng Thời Covid

Với mô hình này, các đầu bếp sẽ tập trung vào công việc nấu nướng của mình, hơn nữa sẽ có Chef Station lo toàn bộ việc thiết lập, điều hành nhà hàng. Còn marketing cho nhà hàng gồm: Mặt bằng bếp và các khu phụ liên quan để có một bếp ăn tiêu chuẩn, hệ thống kho, tủ lạnh cùng với hệ thống quản lý đơn hàng.

Lý do ra đời của mô hình bếp trên mây

Trên thực tế cuộc sống ngày càng bận rộn và đặc biệt là ở thành phố đông đúc. Con người luôn phải tận dụng tối đa thời gian để làm việc, hơn nữa công việc trong văn phòng, trong xưởng từ sáng tới chiều tối về tới phòng. Cho tới các bạn sinh viên thì học ở giảng đường, đi học nhóm, thực hành mất rất nhiều thời gian, không có thời gian nấu nướng do đó đặt đồ ăn sẵn về nhà là một giải pháp thiết yếu. Do đó mô hình bếp trên mây ra đời ngày càng nhiều để tiết kiệm thời gian khi nấu ăn đó cho việc nghỉ ngơi.

Mô Hình Bếp Trên Mây – Mô Hình Kinh Doanh Nhà Hàng Thời Covid

Bên cạnh đó hầu như mỗi người ai cũng có smartphone, có kết nối wifi, 3G, 4G ở khắp mọi nơi cho nên bất cứ ai cũng có thể đặt đồ ăn.

Hơn nữa các ứng dụng đặt đồ ăn hiện nay rất phổ biến và đa dạng như grab food, now, bae min, lo ship….Do đó rất dễ để mọi người tiếp cận với mô hình bếp trên mây mới này. Đặc biệt mô hình còn thuận tiện với những người thường xuyên dùng ví điện tử thay vì tiền mặt để thanh toán.

Mô hình bếp trên mây cũng sẽ mất khoản chi phí đầu tư thấp hơn, bởi chỉ cần tập trung vào không gian bếp, đầu bếp cùng các thiết bị quản lý đơn hàng. Do đó sẽ đề cao chất lượng nấu nướng và chất lượng món ăn hơn.

Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, mô hình bếp trên mây ra đời giúp hạn chế tập trung đông người và tránh việc ra ngoài ăn uống mà vẫn đáp ứng được nhu cầu thực phẩm.

Ưu điểm của mô hình bếp trên mây là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà mô hình bếp trên mây lại được ưa chuộng như vậy, nhất là trong thời buổi hiện đại như thế này. Mà ngược lại, mô hình bếp trên mây sở hữu những ưu điểm khiến khách hàng phải tán thưởng.

Đáp ứng nhu cầu ăn uống nhanh

Với những người thường xuyên phải làm việc văn phòng, học sinh, sinh viên thì thời gian nấu nướng thường không có nhiều. Do đó nhu cầu đặt đồ ăn bên ngoài là xu hướng được hướng tới nhiều. Điều này vừa giúp tiết kiệm được công sức, thời gian nấu nướng lại vừa đảm bảo được đồ ăn đầy đủ theo khẩu vị của người mua.

Tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành, quản lý

Theo thống kê thì các mô hình bán đồ ăn nhanh có mức chi phí đầu tư thấp hơn so với những quán ăn tại chỗ. Nhất là thời buổi tình hình dịch bệnh căng thẳng, loạt nhà hàng, quán ăn, đặc biệt là các quán ăn nhỏ phải đóng cửa dừng kinh doanh do không đủ điều kiện trang trải.

Thế nhưng mô hình bếp trên mây được vận hành theo cơ chế hoàn toàn khác với các nhà hàng, quán ăn. Cụ thể thay vì phải thuê mặt bằng lớn và nhân viên phục vụ thì họ đăng ký bán hàng ở Cloud Kitchen, sau đó chỉ cần thuê bếp theo tháng với diện tích 15-25m2. Hơn nữa mỗi bếp chỉ cần 2-5 nhân sự để phục vụ cho hoạt động chế biến món ăn rồi việc nhận đơn là do chủ quản xử lý.

Tập trung vào chất lượng món ăn

Với mô hình bếp trên mây của Cloud kitchen bạn sẽ không cần thuê bất cứ nhân viên phục vụ nào nhưng lại cần đội ngũ nhân viên nhà bếp có tay nghề cao để đảm bảo đồ ăn ngon. Vì vậy chất lượng đồ ăn là thứ duy nhất tiếp cận kết nối giữa thực khách với nhà hàng, cho nên bạn sẽ cần quan tâm hơn đến vấn đề này. Hơn nữa trong các bếp trung tâm, một đầu bếp sẽ cần biết mà chuẩn bị nhiều món ăn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tiếp nhận được nhiều đơn hàng hơn

Mô Hình Bếp Trên Mây – Mô Hình Kinh Doanh Nhà Hàng Thời Covid

Điểm tạo nên sự thành công của mô hình bếp trên mây này chính là lượng đơn xuất đi được nhiều. Bởi vì bạn sẽ không cần quá chú trọng tới việc phục vụ, thiết kế, dọn dẹp mà thay vào đó chỉ cần tiếp nhận đơn và chế biến sao cho chất lượng nhất. Bạn sẽ cần cần sử dụng tiền để tập trung marketing online để tiếp cận được nhiều khách hơn và ngược lại khách hàng cũng dễ dàng order món hơn. Khách không cần tới trực tiếp quán, nhà hàng, từ đó nguồn lực sẽ tập trung vào việc ra tiếp nhận và xuất đơn.

Hiện nay mô hình bếp trên mây ngày càng được đón nhận rộng rãi và giúp giải quyết các vấn đề về mặt bằng, các khoản chi phí vận hành cho các chủ đầu tư nhỏ lẻ. Hơn nữa với mô hình bếp trên mây bạn cũng sẽ thu hút được lượng khách online lớn, nhờ đó cải thiện được số lượng đơn hàng và nhanh có thành quả bán hàng.