Bếp từ thiện thì phụ bếp là nghề “vui như tết”, nhưng nghề phụ bếp nhà hàng thì khác rất nhiều.
Xã hội từng ngày phát triển, nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và đằng sau đó là những vất vả, cay đắng và cơ cực…Khi các nhà hàng và quán ăn mọc lên như nấm thì những phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh.
Một quán ăn dù lớn hay nhỏ đều cần đến những người làm bếp, và chúng ta từng đã nghe và biết về những ngành nghề khác nhau nhưng cũng có thể chúng ta chưa hề biết hết sự cơ cực và vất vả của một nghề: phụ bếp!
Khi bước chân vào một quán ăn hay một nhà hàng cao cấp, trước tiên là sự chu đáo của nhân viên phục vụ, sau đó là những món ăn được đem đến do một đầu bếp chính đảm trách. Thế nhưng để có được một món ăn ngon và đẹp mắt thì nó được qua nhiều công đoạn với góp sức của nhiều người.
Một quán ăn tương đối thì có khoảng 5 người phụ và một bếp chính (còn gọi là bếp trưởng). Công việc bắt đầu của họ từ lúc 8g sáng đến 22g30 đêm. Với những nhà hàng lớn hơn thì từ 12-15 người phụ bếp với khoảng 3 bếp chính.
Thông thường người phụ bếp là những thanh niên với tuổi đời còn rất trẻ họ đến từ các miền quê khác nhau với những mảnh đời khác nhau.
Mức lương của một người mới vào nghề là 4 triệu đồng một tháng và khoảng 3 tháng sau thì mức lương nhích dần theo năng suất làm việc của họ, nhưng cũng không quá con số 5 triệu.
Nhưng tất cả những ai khi đã bước vào nghề làm bếp thì không thể bỏ nghề vì lòng say mê, yêu thích, với những món ăn mới lạ, đẹp mắt…
Có ai đó đã từng nói “đầu bếp cũng là một nghệ sĩ …”. Người ta đồn đoán rằng mức lương của một bếp chính từ 15-18 triệu đồng. Tuy nhiên, bất công luôn hiện hữu trong cuộc sống, và những tay thầu bếp bắt đầu vào cuộc.
Một nhà hàng hay một quán ăn vừa mới cất lên thì những tay thầu bếp xuất hiện. Trước tiên họ nhận lãnh một cái bếp lớn với khoảng 10 người thì số tiền công khoảng 70 triệu đồng và họ sẽ khoán lại cho một đầu bếp chính với số tiền chừng 55 triệu. “Tiền cò” họ hưởng là 15.000.000, và số tiền này đều đặn vẫn là 15.000.000 cho mỗi tháng!
Đến phần mình, số tiền còn lại bếp chính sẽ cho vào túi khoảng 10 triệu đồng. Số còn lại chia cho khoảng 10 phụ bếp. Với một người đứng chảo (nấu tất cả các món) có kinh nghiệm thì được trả hằng tháng từ 7.000.000 đến 12.000.000 đồng và một người đứng thớt (ra thịt các món ăn) thì mức lương từ 4.000.000 đồng, một người làm rau thì 3.000.000 đồng, làm gỏi 4.000.000 đến còn những người nướng 4.000.000 đồng một tháng.số tiền còn lại bếp chính đưa luôn vào túi.
Với một đầu bếp khoán thì họ chỉ cần hai người đứng chảo biết nấu và không cần giỏi lắm,vì như thế sẽ dễ ép lương họ hơn và những người khác làm các công đoạn phụ với giá rẻ bèo…Bên cạnh đó khi đến những nhà hàng Âu làm việc có quy cách và mật độ làm việc 8g mỗi ngày và mức lương của họ luôn cao và có nhiều chế độ chúng ta mới cảm thấy chua xót cho những người làm bếp ở những quán ăn nhà hàng khiêm tốn khi trong tay không có mảnh bằng… nấu ăn!
P. ở quận 8 một tay thầu bếp và cũng là một bếp trưởng. Anh ta lân la đến những khu vực xây dựng tìm những thanh niên làm hồ hoặc các thanh niên thất nghiệp với lời chiêu dụ hấp dẫn:
– Em sống như vầy sao có tương lai theo anh đi, anh tạo dựng cho có cái nghề nở mặt nở mày với mọi người rồi sao đó còn có vợ con nữa! Như anh đó lương từ 15-20 triệu một tháng rồi còn có hoa hồng từ những mối lái thịt cá nữa, tại vì anh thấy em có hoàn cảnh giống anh nên anh thương, chứ anh không có ý nghĩ gì đâu!
Nghe những lời bùi tai đó B. quê Thanh Hóa theo P. xuống B.H và làm trong quán C.M.V công việc tất bật từ 8g sáng đến 22g đêm thỉnh thõang P. chỉ cho B. cách chiên cơm Dương Châu và hàng ngày đứng xốc chảo.
B. có vẻ rất thích thú, nhưng hầu như chỉ có như thế là hết vì hằng ngày B. phải đứng ngoài lò nướng nóng bức, và lương hằng tháng thì là “học phí” mà ông thầy P. đã chỉ dạy nghề. Nhưng đã hơn một năm qua ngoài kỹ thuật nướng, B. không biết gì hơn món cơm chiên Dương Châu mà P. đã dạy cho ngày đầu… hối thúc P xin vào phía trong để có dịp học hỏi thì điệp khúc: “cứ từ từ” của P. vang lên, quá bức xức vì một năm trời theo P. không học được gì ngòai những công việc nặng nhẹ mà B. luôn đảm trách. Em đành vứt áo ra đi đầu quân vào một bếp công nghiệp khác…
Thiết bị bếp công nghiệp cho nhà hàng
Một anh đầu bếp tên D. 33 tuổi có thâm niên 13 năm nghề nấu bếp chua chát cho tôi biết:
– Tôi làm cái nghề này mười mấy năm rồi, rày đây mai đó hết tỉnh này sang tỉnh kia, mới đầu mới vô nghề ham đi chỗ này chỗ kia lắm, nhưng càng lớn tuổi càng ngán, mà thằng bếp có thằng nào giàu đâu, nhưng mà không bỏ nghề được nghĩ vài hôm là thấy nhớ, thành cái nghiệp mất rồi…
S. một anh chàng đứng tủ (lấy thực phẩm từ tủ đông cho đầu bếp chế biến) mặc bộ đồ đã xỉn màu quần săn lên qua khỏi mắt cá cười tươi cho biết:
– Tại chị không biết đó thôi chứ những người làm biếng, ý quên làm bếp như em ai cũng biết câu “chanh chua thì khế cũng chua, lấy chồng đầu bếp te tua cuộc đời “công việc tuy cực nhưng em rất yêu nghề, và hy vọng không xa em sẽ trở thành một đầu bếp giỏi…
Anh T. 26 tuổi, quê ở Đồng Nai than thở:
– Làm nghề bếp khổ như vậy, còn gặp phải những thằng cò bóp cổ mới đau. Họ lãnh hay tìm mình thì cũng đã bóp cổ gần một nữa, không làm thì thất nghiệp, nhưng bóp bụng làm thì chua vô cùng…
– Thế sao mình không lảnh trực tiếp khỏi phải qua trung gian?.
– Mình muốn cũng không được vì tất cả hầu như phải qua… đường dây!
– Thế đi làm nhiều thời gian như vậy rồi chuyện tình cảm ra sao?
T. cười:
-Thường thì ai có vợ ở quê thì thôi, không thì theo nghề của chồng luôn, chứ chị không thấy nhà hàng hay quán ăn đều có tiếp viên nữ xinh đẹp sao?
Nhưng mà mỗi cây mỗi hoa mỗi gia đình mỗi cảnh. Đôi lúc có nhiều tình huống lắm buồn cười. Đầu bếp cặp bồ với tiếp viên, vợ lại quậy gây um sòm rồi nghĩ luôn …
Chúng ta, dù ít hay nhiều cũng có lần ăn mặc đẹp đẽ, bước chân vào nhà hàng thưởng thức những món ăn ngon lành.
Một lần nào đó, ta thử bước tới sau cánh cửa nhà bếp nóng nực, để biết trân trọng hơn một chút những người mang đến niềm vui cho mình.
AVC chuyên nhập khẩu thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị bếp nhà hàng, tủ lạnh công nghiệp, lò nướng bánh đối lưu, lò nướng đa năng, máy rửa chén công nghiệp.